Hot Mùa Hè

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC CỬA HÀNG BÁN LẺ

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC CỬA HÀNG BÁN LẺ

Ngày nay, các cửa hàng bán lẻ mở ra ngày càng nhiều dẫn đến không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt. Có không ít các cửa hàng kinh doanh thất bại, phải nhượng bán hoặc đóng cửa. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Đầu tư quá nhiều vào sản phẩm và cơ sở hạ tầng khi mới bắt đầu kinh doanh
 Một cửa hàng được đầu tư trang trí đẹp mắt, tiện nghi chắc chắn sẽ gây ấn tượng tốt với khách hàng, tuy nhiên hãy có sự cân đối hợp lý để đảm bảo doanh thu của bạn đủ để khấu hao cho các cơ sở hạ tầng đó và đủ để thực hiện các hoạt động marketing, xây dựng kênh phân phối cho cửa hàng. Với sản phẩm cũng vậy, đừng vội vàng đầu tư số lượng quá lớn khi chưa có sự kiểm nghiệm thực tế các sản phẩm đó có phù hợp với phần đông khách hàng của bạn hay không.
Đặt cược mạo hiểm
 Một nhà kinh doanh thông minh sẽ không đặt cược tất cả vào một sản phẩm hay một nhà cung cấp. Hãy tưởng tượng sản phẩm và nhà cung cấp giống như những quả trứng vàng, khi đem để hết trứng đựng vào một giỏ, liệu bạn có chắc chắn rằng cái giỏ đó không thể rơi vỡ ?
Tích trữ quá nhiều hàng trong kho
 Việc tích trữ quá nhiều hàng trong kho không những tốn nhiều về mặt chi phí như chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí khấu hao… mà còn có thể dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn do không lưu chuyển được tiền - hàng. Bạn sẽ không đủ kinh phí để trang trải cho các hoạt động kinh doanh, cũng như hạn chế khả năng đầu tư lớn khi có cơ hội.
blog14
Đăng ký dùng thử 14 ngày miễn phí
Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí - Nên hay không? | Maybanhang.net
Cố làm hài lòng và đáp ứng tất cả khách hàng
 Phần lớn các cửa hàng có xu hướng làm hài lòng tất cả các khách hàng đến với cửa hàng bởi mục tiêu doanh số. Tuy nhiên, bạn cần biết chính xác đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến là ai và tập trung vào đối tượng đó, bởi chính họ sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cửa hàng. Ngoài ra, với mỗi nhóm đối tượng sẽ có những quan điểm, suy nghĩ khác nhau dẫn đến cách thức phục vụ khác nhau. Vì vậy, bạn cần xây dựng dịch vụ khách hàng thực sự hiệu quả để đảm bảo khách hàng của bạn sẽ nhận được những giá trị tốt nhất, và chắc chắn rằng họ sẽ không tìm thấy được điều tuyệt vời đó ở một cửa hàng khác ngoài cửa hàng của bạn.
Không trung thực với khách hàng
 Chắc chắn không cửa hàng nào đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu của khách hàng, nhất là với những khách hàng khó tính. Việc hứa hẹn quá nhiều và không thực hiện, hay nói quá về sản phẩm của mình là điều tối kỵ. Người Việt Nam ta có câu “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”, trung thực với khách hàng sẽ tạo ra sự tin tưởng và khi đó họ có thể sẵn sàng bỏ qua những điểm chưa hoàn thiện của sản phẩm hay dịch vụ của cửa hàng.
Chi tiêu sai mục đích
 Đôi khi các chủ cửa hàng sẵn sàng chi mạnh tay cho những xa xỉ phẩm, thậm chí không phục vụ nhu cầu tại cửa hàng. Những nhà quản lý thông minh cần biết rõ tình hình tài chính tại cửa hàng và có cách thức chi tiêu phù hợp.
Nhiều chủ cửa hàng vay tiền để bù lỗ cho những khoản đầu tư cũ không sinh lợi. Việc này nhìn bề ngoài có thể cho bạn ảo giác rằng các khoản nợ cũ đã được hoàn trả tốt, nhưng với khoản nợ mới không tạo ra lợi nhuận để trả nợ cho chính nó, doanh nghiệp lại sẽ đi vay để tiếp tục trả nợ? Cần tỉnh táo để sử dụng hiệu quả số tiền bạn đi vay.
acpbtoe6_bnvr

Không tiết kiệm cho các chu kỳ đi xuống
 Nền kinh tế thị trường về cơ bản có tính chu kỳ. Rất nhiều chủ cửa hàng lạm dụng doanh số bán hàng hoặc các khoản tăng đột biến vào các mục đích không sinh lời. Khi nền kinh tế suy thoái, hoặc xu hướng đột ngột thay đổi, hay đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện chiếm lĩnh thị phần, bạn sẽ không đủ nguồn lực tài chính để ứng phó trước những biến động đó. Vì vậy, lời khuyên đối với các nhà quản lý đó là hãy trích lập dự phòng tối thiểu 20% doanh số hiện tại.
 Không phân tích, đo đạc các số liệu kinh doanh
 Các nhà quản lý cần nhạy bén với các xu hướng mới và những vấn đề rủi ro có thể phát sinh, để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Việc đầu tư hay thu hẹp không thể dựa vào cảm tính chủ quan. Hãy thống kê bằng những con số cụ thể, đo đạc, để phân tích và dự báo tương lai luôn là điều cần thiết.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

9 chiêu tìm kiếm khách hàng khi mới khởi nghiệp

Khi mới khỏi nghiệp, những khó khăn dồn dập, vốn của bạn chỉ thấy đi ra mà chưa thấy lãi vào và câu hỏi khiến bạn đau đầu nhất chính là “làm sao để tìm kiếm khách hàng?”. Sẽ có rất ít khách hàng tự đến tìm bạn, thực tế tất cả những ai mới bắt đầu đều phải lao vào công cuộc tìm kiếm khách hàng, thậm chí là cả khi đã hoạt động ổn định quá trình này cũng vẫn tiếp tục. Không phải ai cũng có phương pháp hiệu quả và phù hợp mà phải trải qua nhiều thất bại mới có thể rút ra được quy trình chuẩn. Dưới đây là gợi ý quy trình chuẩn đã được áp dụng thành công, bạn có thể tham khảo để tìm ra những ứng dụng phù hợp với mô hình riêng.

1. Lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng

Bạn cần đề ra các tiêu chí của một khách hàng lý tưởng phù hợp để có hướng tìm kiếm đúng những đối tượng đó. Nếu bạn bán hàng cho một tập đoàn lớn thì hãy chú ý đến những người nắm giữ quyền quyết định về nhu cầu mua sắm. Sau đó hãy tìm hiểu các thông tin chi tiết hơn, ví dụ như khách hàng thường tìm kiếm những hàng hoá hay sản phẩm giống của bạn theo các nào. Họ thường tới đâu để mua? Họ thường nghe và tìm kiếm thông tin ở đâu khi họ muốn mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hãy tìm cách để đưa những thông tin của bạn hoặc chính bạn đến với họ thuận tiện nhất.
h

2. Hãy để thông tin về sản phẩm của bạn xuất hiện dày đặc

Mỗi khách hàng có hướng tìm hiểu về thông tin, dịch vụ theo nhiều cách khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau. Thế nên hãy để thông tin về sản phẩm của bạn xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông nhiều nhất có thể, đảm bảo thông tin phải thống nhất, chân thực. Họ càng nghe nhiều về bạn thì càng có xu hướng muốn biết những gì bạn cung cấp khi họ có ý định mua sản phẩm, dịch vụ đó.

3. Chăm chỉ tìm kiếm khách hàng từ báo chí

Nguồn thông tin liên lạc vô tận trên các tờ báo chính là thứ bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu và tận dụng triệt để. Những tên tuổi được đăng trên báo thường có đầy đủ thông tin, địa chỉ, vì vậy nên hãy lưu giữ những thông tin đó, liên lạc với họ, biết đâu họ chính là một khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu như có cơ hội tham dự các cuộc họp những đối tượng này có mặt. Khi bạn gặp họ hay gửi thư, đừng quên nói cho họ biết bạn đã đọc được bài báo viết về họ và chúc mừng thành công của họ cũng như “nhấn” thêm rằng bài báo viết về họ thú vị như thế nào.

4. Hãy xuất hiện trong một vài sự kiện quy tụ các khách hàng tiềm năng

Không cần thiết phải nghĩ đến việc chi một khoản tiền khổng lồ để xuất hiện vài chục giây trên tivi, hãy liên hệ với những nhà tổ chức sự kiện và đề nghị sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn làm giải thưởng trong sự kiện đó. Đây cũng là một cách quảng bá hiệu quả bởi có thể các khách hàng tiềm năng của bạn cũng có mặt trong đó.
9-chieu-tim-kiem-khach-hang-khi-moi-khoi-nghiep

5. Duy trì liên hệ sau các cuộc gặp mặt

Thử liên hệ với những người bạn đã gặp mặt để xem họ có thể là những khách hàng tiềm năng hay không. Nếu họ nói, hiện tại họ chưa cần tới các dịch vụ của họ, bạn có thể hỏi khi nào thì bạn có thể gọi lại cho họ hoặc liệu các đối tác doanh nghiệp của họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn hay không.

6. Cho khách hàng trải nghiệm các sản phẩm mẫu

Hãy gửi tặng hàng mẫu miễn phí sản phẩm của bạn và nhờ họ tặng lại cho bạn bè của mình nếu họ thấy thoải mái. Cách làm này có thể dùng hình thức gửi thư thông báo có kèm theo những tin tức, thủ thuật và những mách nước nho nhỏ, cũng có khi đó là vài lời tư vấn giúp bạn cung cấp vừa đủ thông tin cho khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng bạn hoàn toàn có khả năng cung cấp tốt sản phẩm, dịch vụ của mình.

7. Tranh thủ những mối quan hệ cá nhân

Hãy hỏi qua bạn bè xem ai đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu có thể, hãy dành một khoản thù lao nho nhỏ cho những lần giới thiệu hiệu quả để việc chào mời khách hàng này trở thành một công việc thú vị cho họ.

8. Học tập đối thủ

Hãy dành thời gian để phân tích và để ý các động thái của đối thủ. Bạn có thể đấu với họ, học tập những điều mới mẻ nhưng tuyệt đối không được sao chép họ.

9. Tìm ra nguyên nhân khách hàng từ chối sản phẩm của bạn

Nguyên nhân họ từ chối sử dụng sản phẩm của bạn là gì? Có loại sản phẩm nào đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn sản phẩm của bạn? Việc đặt hàng của bạn phức tạp quá?…Bất kể là lí do gì thì tất cả những câu trả lời từ họ sẽ giúp bạn có những thay đổi thích hợp và cần thiết để đẩy tăng được lượng khách hàng trong tương lai.

10 lời khuyên khi đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp (phần 2)


Đàm phán với nhà cung cấp là một trong những khâu quan trọng đối với bất kì đơn vị bán lẻ nào. Tuy nhiên đối với những người mới khởi nghiệp thì đây lại là nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi chưa có đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để thương lượng và đàm phán. Bài viết này Blog Sapo sẽ cung cấp 10 bí quyết đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp hiệu quả theo website Businessknowhow gợi ý.


1. Biết những gì bạn muốn và những gì đối tác muốn

Nghe thì rất đơn giản nhưng thực hiện được thì không dễ dàng bởi nhiều khi chúng ta còn không thực sự biết bản thân đang muốn gì. Tuy nhiên trong kinh doanh thì bạn cần phải biết cụ thể những gì bạn muốn từ giao dịch hoặc đàm phán. Bạn mong muốn và có những yêu cầu gì ở sản phẩm từ chất lượng, số lượng, bảo hành, thời gian, chiết khấu…Tuyệt đối không để nhà cung cấp nêu vị trí của họ và xác định những quyền lợi của bạn. Để chắc chắn bạn có thể viết những điều đó ra giấy theo hệ thống hoặc dưới dạng bản đồ tư duy trước khi bắt đầu cuộc đàm phán.
Song song với việc biết mình muốn gì thì bạn cũng cần phải biết được điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của đối tác, thậm chí là phải biết chính xác họ cần gì. Một lần nữa, phải rất cụ thể về giá cả, tỷ lệ phần trăm, số lần… Để sau đó, bạn có kịch bản tốt hơn cho cuộc đàm phán, hướng nội dung và kết quả theo kịch bản đã định trước.
10-loi-khuyen-khi-dam-phan-kinh-doanh-voi-nha-cung-cap

2. Đàm phán kinh doanh phải luôn kiên trì

Việc thiếu kiên nhẫn có thể phá hỏng toàn bộ sự nghiệp và thể hiện bạn không phải một người chuyên nghiệp. Một chuyên gia đã nhận định “sự thiếu kiên nhẫn của bạn có thể tàn phá các đàm phán nếu bạn quá nóng vội để đạt được kết quả. Hãy tỉnh táo và đừng nóng vội với lời đề nghị đầu tiên. Không bao giờ chấp nhận lời đề nghị đầu tiên”. Bởi bất kì  lời đề nghị đầu tiên nào cũng có lợi cho người đưa ra yêu cầu đó, bạn sẽ nhận được ít hơn. Hãy để đối tác thấy rằng họ đã đẩy bạn đến điểm giới hạn và nếu như họ cứ như vậy thì sẽ mất bạn.

3. Phù hợp với lợi ích của đối tác

Bất kì cuộc đàm phán nào cũng có qua có lại nên khi mong đợi bất cứ ai để cung cấp cho bạn bất cứ điều gì, bạn cần biết rằng bạn phải cung cấp giá trị, lợi ích đối với họ, cho dù trong một cuộc đàm phán bằng lời nói hoặc văn bản đề nghị. Khi bạn biết những gì họ muốn, để kiểm tra danh sách các điểm tương tác cho bản thân hoặc công ty của bạn, và tìm kiếm các điểm phù hợp với nhu cầu của đối tác đàm phán của bạn. Nhà đàm phán chuyên nghiệp sẽ tìm thấy những điểm có thể chưa thỏa mãn mong muốn của bên kia đã không được đề cập và chỉ ra cách làm để thỏa mãn họ.
10-loi-khuyen-khi-dam-phan-kinh-doanh-voi-nha-cung-cap1

4. Đừng tự đào mồ chôn mình

Nghệ thuật khi đàm phán là bạn phải biết tiến biết lui đúng lúc và có những nhượng bộ cần thiết. Đừng vơ vét hết lợi ích về phái mình mà cũng phải cho phép bên đối tác cảm thấy họ đã nhận được một cái gì đó, một món hời sau khi rời khỏi cuộc đàm phán. Lời khuyên là nhượng bộ trước những điểm quan trọng sẽ không phải là cách bạn nên làm, hãy nhượng bộ những gì không thực sự quan trọng với bạn. Đừng bao giờ chết trên “ngọn đồi” chứa đựng những lợi ích cốt lõi của bạn.

5. Giữ giới hạn đàm phán của chính mình nhưng vẫn phải linh hoạt

Một cuộc đàm phán với đối tác được ví như một cuộc đấu giá vậy. Nhiều trường hợp người mua sẽ liên tục bị đẩy vào vòng xoáy giá cả tăng dần, cuối cùng người trả giá cao nhất sẽ được mua ở mức giá cao hơn ban đầu rất nhiều, sau đó họ không bao giờ tin rằng mình đã chấp nhận mức giá như vậy. Các chuyên gia lí giải là bởi họ không biết mức giá trần của sản phẩm. Điều này rất phổ biến trong đàm phán kinh doanh. Chính vì vậy bạn phải xác định và ghi nhớ điểm giới hạn và khoảng linh hoạt của bản thân, tuyệt đối không bị cuốn vào vòng xoáy đối phương đặt ra. Bản thân bạn và khả năng tài chính của bạn cho phép bạn chấp nhận tối thiểu những điều kiện và mức giá nào.
Portrait of business people discussing a new strategy

6. Loại bỏ suy nghĩ kẻ thắng người thua trong đàm phán kinh doanh

Không nên xác định rõ người thắng kẻ thua trong một cuộc đàm phán kinh doanh, kết quả tốt nhất là cả hai bên cùng có lợi để có thể hợp tác lâu dài. Cách tư duy đó sẽ dễ dàng đem lại thành công hơn. Hãy tìm những khoảng trống lợi ích của đối tác mà bạn có thể lấp đầy để thương lượng, sử dụng lợi thế của mình và họ cũng sẽ dùng lợi thế của họ lấp đầy lỗ hổng của bạn. Cả hai sẽ cùng thắng nếu tất cả các bên tiếp tục lắng nghe nhu cầu của phe đối lập thay vì chỉ tìm cách để đánh bại họ.

7. Có phương án thỏa hiệp khả thi  

Chắc chắn cả hai bên sẽ có những điều kiện đàm phán và hi vọng đối phương chấp nhận và điều chỉnh chúng. Có một số điều kiện là vô cùng quan trọng đối với công việc kinh doanh của bạn nhưng lại chẳng là gì đối với đối phương. Vậy nên bạn cần phải linh hoạt và thỏa hiệp khi cần để hướng tới những kết quả tốt hơn. Miễn là bạn không chút do dự về mục tiêu đàm phán quan trọng của bạn, bạn có thể tìm thấy sự thỏa hiệp cho phép cả hai bên đến với nhau mà không mất bất cứ điều gì có giá trị quan trọng. Biết trước vấn đề mà bạn có thể linh hoạt và và linh hoạt đúng cách thì bạn có thể đạt được bất kì thỏa thuận nào.
Group of Businesspeople Staring at Tall Man

8. Không bao giờ giảm bớt lợi ích cốt lõi của bạn

Đây là câu thần chú cơ bản trong kinh doanh mà bạn nên áp dụng. Điều đó sẽ giúp giá cả và các điều khoản dễ được chấp nhận hơn các điều khoản mà không cần thu hẹp phạm vi của dịch vụ hoặc đòi hỏi những nhượng bộ tương đương. Nguyên tắc là nếu như một công ty sẵn sàng để cắt bớt giá trị cốt lõi trong điều khoản của bạn, uy tín sẽ suy giảm, cả bây giờ và trong tương lai. Hơn nữa, nó sẽ khiến đối tác hoài nghi về khả năng và độ tin cậy của bạn, bởi vì bạn đã cho họ thấy rằng bạn đã không đưa ra cách giải quyết tốt nhất ngay từ đầu.

9. Hãy nắm chắc vũ khí của bạn

Trong trường hợp bạn đưa ra một lời đề nghị tốt thì hãy thoải mái với nó. Tuyệt đối không phải hạ mình hay lo lắng trước mặt đối tác, nếu không họ sẽ tìm cách đạt được nhiều hơn thế bằng cách đòi bạn thay đổi những điểm bất lợi của họ trong đàm phán. Không nên quá nhún nhường, trong trường hợp bạn đã cung cấp những lợi ích tốt nhất mà không đạt được thỏa thuận thì chuyên gia đàm phán kinh doanh Brodow khuyên rằng “luôn sẵn sàng bỏ đi” bởi một giao dịch khác có thể chỉ là vấn đề thời gian, do đó, hãy kiên trì với quan điểm của mình.
kehoachkinhdoanh1

10. Ngay khi đạt được bất kì điều khoản nào hãy ghi nhớ ra giấy

Sau khi đạt được bất kì một thỏa thuận nào thì hãy xác nhận, hợp pháp những điểm đó ra giấy trước khi tiếp tục phiên đàm phán. Bởi vì thông thường một cuộc đàm phán kinh doanh sẽ không diễn ra như cách bạn muốn, có nhiều điểm quan trọng, nhiều thứ sẽ thay đổi và sự căng thẳng sẽ khiến bộ nhớ của bạn bị đầy, nếu để lâu bạn sẽ nhầm lẫn. Thứ hai,kinh nghiệm cho thấy nhiều lần trong các cuộc đàm phán diễn ra giữa các nhà lãnh đạo của các tổ chức hoặc những người thực hiện nhưng không không được ghi lại dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý. Vậy để giảm thiểu công sức và tránh nhầm lẫn, tranh cãi thì việc ghi ra văn bản là bắt buộc. Điều đó sẽ giúp bạn có nắm chắc những điểm đã đạt được của cả hai bên trong quá trình đàm phán.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Những thói xấu khiến bạn "nghèo từng giây"

Thời gian không phải là bất công. Tất cả mọi người đều có 24 giờ mỗi ngày, người giàu chỉ đơn giản là chọn cách dùng thời gian khác đi, làm việc đẻ ra tiền...
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Còn người nghèo, vì sao nhiều người cứ nghèo, nghèo mãi? Dưới đây là những lý do:
Lãng phí thời gian
Thời gian là tiền bạc. Người giàu hiểu điều này. 65% người giàu tạo ra ít nhất 3 dòng thu nhập trong cuộc đời mình. Ngược lại, người nghèo tất cả đều phụ thuộc vào một luồng thu nhập duy nhất. Họ không đầu tư thời gian khôn ngoan trong việc xây dựng sự nghiệp hoặc tạo lập một nghề tay trái.
Trong nghiên cứu của Thomas Corley, con trai một triệu phú cho biết, 77% người nghèo thú nhận đã xem tivi nhiều hơn một tiếng mỗi ngày, đặc biệt là truyền hình thực tế. Người giàu, ngược lại, không phải là fan của tivi. 67% số họ xem ít hơn một tiếng mỗi ngày. Chỉ có 6% là xem các chương trình truyền hình thực tế.
Một lãng phí khác là internet. 74% người nghèo trong nghiên cứu của anh dành hơn một giờ mỗi ngày trên mạng internet. Nó bao gồm Facebook, Twitter, Instagram, Youtube… Ngược lại, 63% người giàu dành chưa đầy một giờ mỗi ngày vào việc đó. Họ dành nhiều thời gian hơn để đọc các kiến thức cho mình.
Khi bạn lãng phí thời gian xem tivi, lướt mạng xã hội hoặc đọc các tin tức giải trí, bạn có ít thời gian hơn để làm ra những việc có ích như học hỏi, xây dựng các mối quan hệ với những người thành công hoặc nghề kinh doanh tay trái.
Thời gian không phải là bất công. Tất cả mọi người đều có 24 giờ mỗi ngày. người giàu chỉ đơn giản là chọn cách dùng thời gian khác đi, làm việc đẻ ra tiền.
Lười biếng làm việc
Lười biếng là một trong những “thói quen” hàng đầu dẫn đến nghèo khổ. Lười biếng không chỉ là nằm dài cả ngày, mà là cách bạn để cho nhiệt huyết của mình bị chôn vùi.
Vì thế, để trở thành một người giàu có, trước tiên bạn phải luôn tìm cách làm tăng ngân sách. Đừng lãng phí thời gian rảnh, hãy đầu tư vào thứ gì đó. Kể cả việc tạo dựng một sở thích cũng có thể là sự đầu tư đúng đắn, miễn là có ai đó đánh giá cao việc làm của bạn.
 Những thói xấu khiến bạn "nghèo từng giây" - 1
Nhiều người thường có sở thích mua sắm, họ chỉ đơn giản là thích mua sắm nhưng lại không suy nghĩ về lập kế hoạch và hình thành cho bản thân thói quen chi tiêu. 
Mua sắm vô tội vạ
Nhiều người thường có sở thích mua sắm, họ chỉ đơn giản là thích mua sắm nhưng lại không suy nghĩ về lập kế hoạch và hình thành cho bản thân thói quen chi tiêu. Điều này có thể gây nên hậu quả rất lớn vì chỉ cần một khoảnh khắc mua sắm vô độ, bạn sẽ trở nên sạch túi.
Lên kế hoạch tất cả chi phí và dự trù ngân sách hàng tháng là điều cần thiết bởi bạn dễ dàng kiểm soáttài chính hơn.
Mang quá nhiều tiền mặt bên người
Mang theo quá nhiều tiền mặt sẽ làm tăng cảm giác muốn tiêu tiền. Nhiều người thường có cảm giác muốn mua sắm khi họ có nhiều tiền mặt dù họ không thật sự có nhu cầu. Thói quen xấu này sẽ mau chóng làm bạn khánh kiệt khi liên tục chi tiêu một cách cảm tính.
Vung tay quá trán
Người nghèo hoặc sẽ nghèo là người có thói quen chi nhiều hơn thu. Tệ hơn, một số người còn còn có thói quen dựa vào tiền vay vốn từ ngân hàng hoặc các công ty cho vay nợ để giái quyết các vần đề thiếu hụt của mình. Thói quen chi nhiều hơn số tiền thu được sẽ nhanh chóng khiến bạn chìm trong nợ nần và trở nên nghèo khó.
Để giải quyết vấn đề này, hãy bắt đầu để ý xem tiền của mình thường đi đâu, kiểm tra xem khoản nào có thể cắt bỏ, và bám sát theo kế hoạch chi tiêu của mình.
 Những thói xấu khiến bạn "nghèo từng giây" - 2
Rất nhiều người nghèo luôn hoang tưởng rằng sẽ họ sẽ nhận được miếng bánh từ trên trời rơi xuống chỗ họ. (Ảnh minh họa).
Không có kế hoạch tiết kiệm
Nhiều người thường có thói quen tiêu xài hết sạch số tiền lương, thưởng hàng tháng mà mình có. Lời khuyên để trở thành người giàu có dành cho bạn là hãy bắt đầu học cách tiết kiệm. Sau khi đã chi tiêu cho các khoản cần thiết, mua sắm và chi tiêu một ít cho sở thích cá nhân, hãy tiết kiệm một khoản tiền nhất định hàng tháng.
Khoản tiền tiết kiệm này sẽ trở nên thật sự hữu ích khi bạn nghỉ hưu, về già hay bất ngờ rơi vào những tình huống khẩn cấp để tránh tình trạng thiếu hụt, nợ nần.
Dựa dẫm tài chính vào người khác
Dù gia đình và bạn bè luôn sẵn lòng hỗ trợ, nhưng cứ mãi là cái “hòm quyên góp” chắc chắn không phải là một cuộc sống đáng mơ ước. Ai cũng có giới hạn, và mọi người sẽ không thể thông cảm cho bạn mãi được. Sớm muộn gì mối quan hệ giữa bạn và những người khác sẽ trở nên tồi tệ nếu bạn không chịu tự đứng trên đôi chân của mình.
Khi mượn tiền ai đó, hãy làm mọi biện pháp để không để không phải rơi vào tình trạng đó một lần nữa. Tính xem bạn có thể giảm chi tiêu hay tăng thu nhập bằng cách nào. Nói thẳng ra, bạn nên tự nhận thức được tình cảnh nghiêm trọng của mình.
Chỉ biết kêu ca, không biết nỗ lực
Rất nhiều người luôn luôn phàn nàn rằng cuộc sống quá vất vả, giá cả quá cao, bản thân không bao giờ thoát ra được kiếp nợ nần, nghèo khó. Mọi người hãy dừng ngay những lời phàn nàn đó lại, làm như vậy cũng không thay đổi được vấn đề gì. Chỉ có dũng cảm tiến lên, nhận ra lí do không kiếm được tiền của bản thân, thay đổi suy nghĩ, không ngừng nỗ lưc mời có thể thay đổi bản thân.
Không suy nghĩ cho tương lai
Đừng mãi ôm suy nghĩ buồn cười về cuộc sống về hưu nữa, nên nghiêm túc suy nghĩ về tương lai của bản thân. Say sưa mua sắm để nhận lại khoản nợ ngập đầu thật cũng không đáng.Hãy dẹp bỏ ngay cái tư tưởng: “ Hiện tại thích mua thì mua, chuyện khác để mai tính” thành “ Hiện tại tiết kiệm chút, tương lai thành người giàu có”.
Bỏ tất cả trứng vào một lần
Đặt toàn bộ số tiền của bản thân đầu tư chỉ vào một lĩnh vực thì rủi ro đem lại cho bạn cũng như chơi sổ số vậy. Việc làm đó quá mạo hiểm, tuyệt đối không thể thành công trên con đường làm giàu. Bạn nên đầu tư vào nhiều lĩnh vực, tuy có nhiều mạo hiểm nhưng cũng sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn, dòng tiền đầu tư cũng linh hoạt hơn.
Mơ giữa ban ngày, không đứng lên hành động
Rất nhiều người nghèo luôn hoang tưởng rằng sẽ họ sẽ nhận được miếng bánh từ trên trời rơi xuống chỗ họ, mường tượng đến một ngày sẽ trúng sổ số độc đắc, hoang tưởng rằng một ngày nào đó sẽ có một người họ hàng xa đem tiền đến cho họ, hoặc tìm được một công việc với mức lương cao ngất ngưởng. Nhưng những điều đó mãi mãi cũng không thành sự thật. Cuộc sống nhiều điều bất ngờ, không đảm bảo những việc như vậy sẽ không xảy ra trong tương lai, nhưng cho dù việc đó có xảy ra hay không cũng cần phải nắm chắc hiện tại, dựa vào bản thân để sống.
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Phân mảnh ổ cứng là gì?

Phân mảnh ổ cứng là gì?

Đối với dân IT hay các KTV thì cụm từ ” phân mảnh ổ cứng ” có lẽ đã rất quen thuộc rồi, nhưng để định nghĩa và hiểu về bản chất của nó thì không phải ai cũng biết rõ đúng không, nói chung là vẫn còn khá mơ hồ. Vậy phân mảnh ổ cứng là gì và tại sao lại xảy ra hiện tượng phân mảnh ổ cứng?
phân mảnh ổ cứng 1
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu qua về một số đơn vị trên ổ cứng:
+ Đơn vị cơ sở của ổ cứng làsector (1 sector = 512bytes).
+ Trên hệ điều hành Windows có thêm một đơn vị nữa là cluster(1 cluster = 8 sector (4KB)).
+ Trên hệ điều hành Linux thì có thêm đơn vị là inode.
Trong quá trình cài đặt, gỡ bỏ phần mềm hoặc trong quá trình ghi, xóa dữ liệu và thậm chí là khi thay đổi kích thước thư mục hoặc file của bạn, nó sẽ được ghi vào các cluster trống đầu tiên cho tới cluster trống cuối cùng của phân vùng ổ cứng đó. Như vậy là trong quá trình sử dụng nếu như bạn xóa đi càng nhiều file thì phân vùng này sẽ tạo ra càng nhiều “khoảng trống”.
Nguyên lý làm việc của phân vùng ổ cứng như sau: Khi bạn copy dữ liệu vào phân vùng ổ cứng thì dữ liệu được ghi sẽ nằm ở sau phần dữ liệu cuối cùng. Có nghĩa là nếu bạn vừa xóa đi một file bất kỳ và copy một file mới vào thì file mới sẽ không được copy vào “khoảng trống” của file bạn vừa xóa đi, mà thay vào đó nó sẽ nằm ở phần dữ liệu cuối cùng và tất nhiên là khoảng trống mà lúc nãy bạn vừa xóa file sẽ vẫn còn đó mà chưa được ghi bù vào.
“Khoảng trống” đó sẽ được sử dụng (tức là ghi vào) khi phân vùng ổ cứng đó đã sắp hết và đang được sử dụng tới những sector cuối cùng. Bạn hình dung nó như một vòng lặp vậy. Và phân mảnh ổ cứng bắt đầu từ đây.

Nguyên nhân phân mảnh ổ cứng

– Do dữ liệu ghi vào ” khoảng trống ” như mình đã giải thích ở trên. Và sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
  • Trường hợp 1: Nếu dữ liệu mà bạn copy vào nhỏ hơn khoảng trống thì sẽ không vấn đề gì, tức là ổ cứng của bạn không bị phân mảnh trong trường hợp này.
  • Trường hợp 2: Nếu dữ liệu ghi vào lớn hơn ” khoảng trống ” thì dữ liệu của bạn sẽ bị cắt ra thành nhiều file nhỏ để bỏ vào các vùng trống tiếp theo dẫn đến việc dữ liệu của bạn sẽ bị cho nhỏ thành nhiều phần dẫn đến tình trạng phân mảnh ổ cứng.
– Do bạn thường xuyên tải file, copy file, di chuyển file và nhất là những bạn thường xuyên test phần mềm, cài đặt và gỡ bỏ phần mềm liên tục thì nguy cơ bị phân mảnh ổ cứng là rất cao bởi vì dữ  liệu của bạn sẽ nằm rải rác trên đĩa cứng của bạn. Vì thế lời khuyên cho những bạn thích vọc và test phần mềm như mìnhcài đặt máy tính ảođể sử dụng vừa tránh được virus, vừa không ảnh hưởng đến ổ cứng.
Phân mảnh ổ cứng xảy ra trên toàn bộ đĩa và nhất là những phân vùng nào mà thường xuyên copy, di chuyển hoặc tải file. Và đáng chú ý nhất là ổ C (ổ chứa hệ điều hành) bởi vì chúng ta thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ phần mềm. Chính vì thế màchống phân mảnh ổ cứngchứa hệ điều hành là ưu tiên số 1.

Tác hại

phân mảnh ổ cứng
Một khi ổ cứng của bạn bị phân mảnh thì việc truy xuất dữ liệu sẽ rất chậm và đôi khi còn gây ra tình trạng giật, lag. Ổ đĩa cứng của chúng ta giống một chiếc đĩa CD vậy, nó được đọc bằng một cái “kim từ” . Nếu như ổ cứng của bạn tốt thì kim từ sẽ chạy bình thường, nhưng nếu ổ cứng của bạn bị phân mảnh nhiều thì việc đọc dữ liệu sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này kim từ sẽ phải chạy qua chạy lại để có thể đọc được hết dữ liệu dẫn đến việc dữ liệu sẽ được đọc chậm hơn bình thường và tất nhiên nếu bị phân mảnh quá nhiều và lâu ngày sẽ làm hỏng ổ cứng của bạn.
Mặc dù ngày nay máy tính có cấu hình cao, tốc độ xử lý nhanh và trong quá trình sử dụng có thế bạn sẽ không cảm thấy chậm hơn nhưng lâu ngày bạn không chống phân mảnh thì chắc chắn sẽ gây ra lỗi và chậm chạp hơn.

Hướng dẫn chống phân mảnh ổ cứng

Hiện nay có rất nhiều công cụ, phần mềm chống phân mảnh ổ cứng rất tốt, và có một phần mềm khá nổi tiếng trong việc chống phân mảnh ổ cứng như Diskeeper. Nhưng nếu bạn không có điều kiện để mua thì bạn có thể sử dụng một số phần mềm miễn phí rất tốt sau đây:

1. Disk Defragmenter

chống phân mảnh ổ cứng 2
Disk Defragmenter là một công cụ có sẵn trên Windows có tác dụng chống phân mảnh ổ cứng rất tốt, nếu như bạn không thích sử dụngphần mềmthì có thể sử dụng công cụ này. Ngoài ra, chương trình còn cho phép bạn lên lịch, hẹn giờ để chống phân mảnh tự động.
Việc sử dụng thì cũng không có gì khó khăn cả. Bạn vào My Computer > sau đó nhấn chuột phải vào một phân vùng ổ cứng bất kỳ và chọn Properties.
Tiếp theo chọn Tool > chọn Optimize > chọn phân vùng mà bạn muốn chống phân mảnh > nhấn vào Analyze để phân tích xem bạn đã bị phân mảnh bao nhiêu % > cuối cùng chọn Optimize để chống phân mảnh.
P/s: Bạn có thể bỏ qua bước 4 (Analyze), tức là bỏ qua bước phân tích.

2. Chống phân mảnh ổ cứng với phần mềmDefraggler

chống phân mảnh ổ cứng 3
Defraggler làphần mềm chống phân mảnh ổ cứng cực kỳ hiệu quả mà hoàn toàn miễn phí, được cung cấp bởi hãng Piriform danh tiếng (Piriform là tác giả của phần mềm dọn rácCcleanerdanh tiếng). Phần mềm này cũng rất dễ sử dụng và hơn nữa nó hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt nên ai cũng có thể sử dụng được.
Mặc định là ngôn ngữ English nhưng bạn có thể vào phần Setting để chuyển sang ngôn ngữ tiếng việt cho dễ sử dụng nhé.
Việc chống phân mảnh ổ cứngvới Defraggler cũng khá đơn giản, đầu tiên bạn lựa chọn phân vùng ổ cứng > Phân tích > Chống phân mảnh. Rất dễ dàng đúng không nào:D
Tải Defraggler(bản Setup) / Tải Defraggler(bản Portable – bản không cần cài đặt)

3. Sử dụng Smart Defrag

chống phân mảnh ổ cứng 4
Chống phân mảnhbằng phần mềm Smart Defrag cũng khá hiệu quả về đơn giản. Phần mềm này sẽ chạy ngầm để chống phân mảnh cho ổ cứng của bạn, nhưng mình khuyên không nên để chế độ chạy ngầm bởi vì ổ cứng sẽ thường xuyên phải hoạt động, mà thay vào đó bạn có thể lên tịch tự động hoặc một tuần bạn chạy chống phân mảnh một lần là tốt nhất.
Tải Smart Defrag (bản Setup) / Tải Smart Defrag (bản Portable – bản không cần cài đặt)

4. Chống phân mảnh với Auslogics Disk Defrag

chống phân mảnh ổ cứng 5
Auslogics Disk Defrag hoạt động khá ổn định và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Chương trình này chạy khá nhanh và nhìn vào hình là các bạn đã biết cách sử dụng rồi đúng không:D

Lời kết

Như vậy là mình đã trình bày xong cho các bạn nguyên nhân và cách chống phân mảnh ổ cứng rồi nhé. Và lời khuyên cho các bạn là sử dụng phần mềm kiểm tra ổ cứngđể luôn nắm bắt và xử lý lỗi kịp thời.
Công việc tiếp theo là bạn cần lên lịch để chống phân mảnh ổ cứng định kỳ dữ liệu ổ cứng được sắp xếp gọn gàng hơn, và lưu ý là trong quá trình chống phân mảnh thì bạn nên tắt tất cả ứng dụng đi, điều này tuy hơi khó chịu nhưng để sử dụng máy tính được trơn tru và bền hơn thì bạn nên làm như vậy. Bạn có thể quét vào thời gian rảnh rỗi.
Tuts: Bạn nên để ổ cứng ổ định dạng NTFS thay vì sử dụng FAT hoặc FAT32 bởi vì NTFS có tốc độ truy cập và khả năng xử lý file nén tốt hơn. Và cụ thể là bạn có thể truy cập vào file nén với tốc độ nhanh hơn nhiều so với khi bạn sử dụng định dạng FAT/FAT32. Điều này đồng nghĩa với việc bạn tiết kiệm được dung lượng và gia tăng tuổi thọ cho ổ cứng vì ít bị phân mảnh hơn trong quá trình xử lý file nén. Ở bài viết này mình sẽ không đi sâu vào vấn đề nên sử dụng NTFS hay FAT32 nên mình tạm thời nói ngắn gọn như thế đã.
P/s: Bài viết này chỉ áp dụng cho ổ cứng HDD, còn ổ cứng SSD bạn không nên chống phân mảnh nhé vì cơ chế hoạt động của nó khác với HDD.
Hi vọng với những thủ thuật trên sẽ giúp bạn hiểu tra được tác hại của phân mảnh ổ cứng và tầm quan trọng trong việc chống phân mảnh. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!!!


Nguồn bài viết:http://blogchiasekienthuc.com/phan-mem-mien-phi/chong-phan-manh-o-cung.html#ixzz3tkgsojOX
Follow us:@Blogchiase on Twitter

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Michael Dell - Nhà sáng lập hãng máy tính Dell

“Đừng bao giờ tỏ ra mình thành người thông minh nhất” đây là lời chia sẻ của Michael Dell- Nhà sáng lập hãng máy tính Dell- người đã tạo nên cuộc cách mạng trong ngành kinh doanh máy tính.

Con đường dẫn đến thành công của Michael Dell bắt đầu từ những việc làm rất nhỏ. Bằng cách tự hun đúc và nuôi dưỡng ước mơ, Michael Dell đã tạo được thành công như ngày hôm nay.


Khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh thiên bẩm
Michael Dell được sinh ra trong một gia đình Do Thái cao cấp, là con của bác sĩ nha khoa. Theo như định hướng đặt ra, ông sẽ nối nghiệp bố mình.

Tuy nhiên, ngay từ thuở ấu thơ Michael Dell đã thể hiện khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh thiên bẩm bắt đầu từ tuổi 12. Công việc đầu tiên  Michael Dell sở hữu được 2,000 USD với ý tưởng sưu tầm tem.

Ở tuổi 15, Dell bắt gặp chiếc máy tính Apple II, với niềm say mê khám phá vô tận, cậu hào hứng tháo và tìm cách lắp ghép như ban đầu. Đây chắn chắn là một tín hiệu của thiên tài sau này.

Bước sang tuổi 16, cậu kinh doanh báo. Công việc  kinh doanh báo bề ngoài có vẻ là một công việc đơn giản, nhưng đã được Michael Dell lập chi tiết rất cụ thể. Michael Dell đã lên danh sách nghiên cứu các nhà có vay cầm cố và đăng ký kết hôn ở thành phố mình sống. Bằng cách thức này, cậu đã có trong tay rất nhiều thông tin về khách hàng tiềm năng. Bước tiếp theo, cậu lên kế hoạch tiếp xúc trực tiếp và thuyết phục họ đặt và mua báo. Dell đã kiếm được hơn 18,000 USD với ý tưởng kinh doanh này.

Từ PC’s Limited đến Tập đoàn Dell
Sau khi tốt nghiệp, Michael Dell nhập học tại Đại học Texas tại Austin ý định trở thành bác sĩ trong tương lai.
19 tuổi, Dell hướng mình vào con đường mới, đầy đam mê và rất nhiều thử thách. Michael Dell nghỉ học ở trường đại học và bắt đầu công việc kinh doanh máy tính với tên gọi đầu tiên PC’s Limited.

Cách thức kinh doanh của PC’s Limited hoàn toàn khác với hình thức kinh doanh ở các công ty khác. Michael Dell tập trung sản xuất máy tính tùy theo nhu cầu cá nhân của khách hàng, với mức giá cực thấp so với máy tính có thương hiệu. Nhờ vào việc hướng đến nhu cầu khách hàng, xem khách hàng là trung tâm, PC Limited đã đạt doanh thu 6 triệu USD ngay trong năm đầu tiên.

Con đường kinh doanh chẳng bao giờ trải đầy hoa hồng, luôn có những cản trở phía trước. Năm 1993, công ty của Dell để mất thị trường tiêu dùng vào tay Gateway và một số hãng khác. Sự cố hết hàng laptop cũng khiến ông chủ của PC’s Limited cảm thấy bất an và mệt mỏi.

Trên hết với khả năng kinh doanh thiên bẩm và niềm đam mê không ngừng nghỉ, Dell đã hồi phục và trở thành nhà sản xuất máy tính có doanh thu lớn nhất thế giới, với doanh số bán hàng 49 tỉ đô la, lợi nhuận 3 tỉ đô la vào năm 2004. Khi Dell mở rộng các dòng sản phẩm của mình, các cổ đông bỏ phiếu để đổi tên tổ hợp thành Tập đoàn Dell vào năm 2003.

Đâu là yếu tố quan trọng để làm giàu?
Làm giàu là một mơ ước vô cùng chính đáng. Vì sao Michael Dell đạt thành công như ngày hôm nay?
Như bạn biết, bạn không thể đạt thành công nếu bạn chỉ đứng một mình. Bạn luôn cần có người đồng hành và đó phải là người thấu hiểu bạn.

Để thành công, Michael Dell đúc kết những nhân tố tạo nên thành công vững chắc:
+ Bạn cần xây dựng  khả năng tiếp cận và kết nối con người với con người
+ Hãy học cách thuyết phục khách hàng
+Biết cách phát huy năng lực thực sự của cá nhân

Đây là 3 nhân tố vô cùng quan trọng dẫn dắt bạn đi đến thành công, nếu bạn thực sự muốn thành công.

  Micheal Dell và khả năng nhận diện kinh doanh thiên bẩm

“Ngay từ khi khởi nghiệp, toàn bộ quá trình kinh doanh của chúng tôi, từ khâu thiết kế, sản xuất đến khâu bán hàng đều được định hướng quanh việc lắng nghe ý kiến của khách hàng, trả lời khách hàng và cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn”. Cốt lõi của sự thành công mà Michael Dell đạt được đều xuất phát từ cách thấu hiểu khách hàng, xem khách hàng là trung tâm.

Dell cho biết các công ty khác phỏng đoán về mong muốn của khách hàng, còn công ty của ông lại biết rõ khách hàng muốn gì. Đây chính là chiến lược kinh doanh  thực sự đúng đắn của Michael Dell.

Bạn đã biết cách mở rộng mạng lưới?
“Đừng bao giờ tỏ ra mình thành người thông minh nhất” là lời khuyên của  Michael Dell dành cho các bạn trẻ. Vì sao bạn không nên tỏ ra bạn là người giỏi nhất?

Nếu với ý nghĩ tự phụ như vậy, bạn sẽ là người đơn độc. Nếu thành công bạn chỉ thành công một mình, nếu thất bại bạn sẽ không nhận bất kỳ sự chia sẻ nào vì bạn không có sự kết nối bạn bè. Hãy khiêm tốn, học hỏi và trải nghiệm, đấy là điều bạn nên làm.

 Tăng khả năng kết nối sẽ giúp bạn đạt nhiều thành công trong tương lai

Trong công việc, bạn nên xây dựng mạng lưới làm việc bằng khả năng kết nối của chính mình. Hãy mở rộng lòng mình, hãy cho đi trước khi đòi hỏi nhận lại điều gì. Trong cuộc sống, đó là cách bạn tạo dựng mối quan hệ  gia đình ,bạn bè và tất cả mọi người xung quanh một cách vững chắc nhất.

Bạn đang sống trong một tập thể, mỗi con người đều là một mắc xích, bạn không thể phủ định điều này. Dù đó là mắc xích rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác, và người khác lại ảnh hưởng đến người khác nữa.
“Chúng ta đều là những món quà dành cho nhau, và trong suốt quá trình phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo, tôi đã hiểu ra một điều quan trọng rằng những kinh nghiệm quý báu nhất đều xuất phát từ các mối quan hệ của tôi.”.  (Trích bài phát biểu của ông Michael Dell tại lễ tốt nghiệp Đại học Texas, 2003).

Bạn là một món quà quý giá của cuộc sống này, bạn không thể tách rời cộng đồng người. Bạn sẽ mạnh hơn nếu bạn biết cách mở rộng sự kết nối và tăng sức mạnh của các mối quan hệ. Quả thực đây là một phương thức vô cùng quan trong trọng nấc thang đạt đến thành công của Michael Dell. Hãy học cách kết nối, mở rộng mạng lưới quan hệ, bạn sẽ tích lũy nhiều điều quý giá hơn bạn nghĩ.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Hướng dẫn cách cài Mac OS X Lion lên PC bằng iATKOS L2

Hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn cài Mac OS X Lion bản mới nhất hôm nay là 10.7.2, đầu tiên các bạn cần tải phần iATKOS L2 tại đâyhttp://thepiratebay.org/torrent/6828545/iATKOS_L2_(Mac_OS_X_Lion_10.7.2) và dùng phần mềm Magiciso ghi ra đĩa DVD, hoặc đưa vào USB trên 8GB. 
các bạn nếu cài không được thì thử chéo như dưới nay nha. Chúc các bạn thành công
[​IMG]
Link mediafire nè pass là dangduc.info : http://www.mediafire.com/?q89tq0jracpjk
 

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

14 điều người giàu nghĩ khác người trung lưu và người nghèo

Người nghèo thích hoài niệm về quá khứ, mơ trúng số trong tương lai và mê đọc báo lá cải.
Trong khi người giàu không ngừng hành động, bắt đam mê đẻ ra tiền và tìm được sự thanh thản nhờ tiền bạc.
Người phụ nữ giàu nhất thế giới Gina Rinehart từng gây xôn xao dư luận sau phát biểu của mình, cho rằng những ai đang ghen tị với khối tài sản của bà nên ngừng "uống rượu, hút thuốc và đàn đúm" để làm việc khác có ích cho tương lai của mình.
Steve Siebold - tác giả của cuốn sách "Người giàu nghĩ thế nào", cho rằng quan điểm của bà Gina Rinehart cũng đáng được lưu tâm. Ông đã dành gần 3 thập niên để phỏng vấn nhiều triệu phú vòng quanh thế giới để tìm hiểu xem điều phân biệt họ với những người còn lại là gì. Ông phát hiện ra rằng điểm khác giữa người giàu và người nghèo không phải ở tiền bạc, mà là cách nghĩ.
Sau đây là 14 điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách của Steve Siebold:
 
1. Người nghèo nghĩ tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Người giàu nghĩ rằng đói nghèo là nguồn gốc của mọi tội lỗi.
"Hầu hết những người có tài sản trung bình cho rằng người giàu thật may mắn và không thật thà", Siebold viết trong cuốn sách. Đó là lý do trong cộng đồng những người có thu nhập thấp, khái niệm "giàu lên" đi cùng với nỗi xấu hổ. Trong khi đó, tầng lớp giàu có cho rằng tiền bạc không đảm bảo hạnh phúc, nó chỉ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và mang tính tận hưởng.
2. Người nghèo thường nghĩ rằng sự ích kỷ là thói xấu xa. Còn người giàu nghĩ đó là một món quà.
"Người giàu đi đây đó và tìm cách làm cho bản thân họ cảm thấy vui vẻ. Họ không cần phải giả vờ đang đi cứu cả thế giới", Siebold nói. Vấn đề là người nghèo thấy việc này thật tiêu cực, và xem đây là nguyên nhân khiến họ tiếp tục nghèo, tác giả viết trong cuốn sách. "Nếu bạn không quan tâm đến chính bản thân bạn, bạn không thể giúp ai khác. Bạn không thể cho người khác thứ mà bạn không có", ông viết tiếp.
3. Người nghèo mơ về việc trúng số. Người giàu mơ về việc hành động.
"Trong khi số đông đại chúng chờ đến ngày trúng số và cầu mong thịnh vượng, thì những cá nhân xuất sắc tìm cách giải quyết vấn đề của mình", Siebold viết, "Phần lớn người nghèo đang chờ đợi Chúa, chính phủ, ông chủ hoặc người bạn đời giàu có. Nhưng trong khi họ tiếp tục có những suy nghĩ đó thì đồng hồ vẫn đang tiếp tục chạy, thời giờ ngày một trôi qua".
4.Người nghèo nghĩ rằng đường đến ngày giàu có được trải thảm bởi nền giáo dục chính thống. Người giàu tin vào sự lĩnh hội những kiến thức cụ thể.
"Nhiều người giàu xuất chúng không được hưởng nền giáo dục chính quy. Họ tích lũy khối tài sản thông qua quá trình lĩnh hội nhiều loại kiến thức. Trong khi đó, phần đông tầng lớp nghèo hơn cho rằng bằng Cử nhân, Tiến sĩ mới là con đường làm giàu, chủ yếu vì họ bị kìm kẹp trong lằn ranh suy nghĩ cản trở họ đạt đến mức ý thức cao hơn. Người giàu không quan tâm đến phương thức, chỉ quan tâm đến kết quả."
5. Người nghèo luôn hoài niệm về những ngày đẹp đẽ trong quá khứ. Người giàu mơ về tương lai.
"Những triệu phú làm giàu từ hai bàn tay trắng phất lên nhờ họ luôn đặt cược vào bản thân và tự tay thiết kế giấc mơ, mục tiêu và ý tưởng của mình trong một tương lai lâu dài, Siebold viết, "Còn người nào tin rằng những ngày đẹp đẽ nhất của họ là ngày hôm qua sẽ hiếm khi giàu lên, và thường phải đấu tranh với sự bất hạnh hay nỗi thất vọng trong hiện tại."
6. Người nghèo kiếm tiền bằng cách làm những thứ họ không thích. Người giàu theo đuổi đam mê.
"Với những người thông thường, họ nghĩ rằng người giàu khi nào cũng làm việc", Siebold nói. "Nhưng một trong những phương pháp thông minh nhất của người giàu là làm thứ họ thích và tìm ra cách để được trả tiền vì điều nó", ông nói tiếp. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu làm những công việc họ không thích vì họ cần tiền và vì họ được dạy ở trường để làm điều đó. Ngoài ra, họ cũng sống trong một xã hội luôn nói rằng kiếm tiền đi liền với nỗ lực về mặt tinh thần và thể chất."
7. Người nghèo đặt ra các kỳ vọng nhỏ để không bị thất vọng. Người giàu không ngại thử thách.
"Các nhà tâm lý, tâm thần học luôn khuyên người ta nên đặt ra các mục tiêu nhỏ trong cuộc đời để đảm bảo rằng họ sẽ không rơi vào trạng thái thất vọng", Siebold nói. Trong khi đó, theo những gì ông khảo sát được. không ai vươn đến mục tiêu giàu có và sống cuộc đời như mơ mà không phải trải qua những ngày đặt ra các kỳ vọng khổng lồ."
8. Người nghèo nghĩ rằng họ phải làm gì đó để trở nên giàu có. Người giàu nghĩ về việc làm gì để trở nên giàu có.
"Đó là lý do những người như Donald Trump đi từ triệu phú thành con nợ 9 tỷ USD và sau đó trở nên giàu có hơn bao giờ hết", tác giả viết. "Trong khi số đông đang đắm đuối với việc làm để tận hưởng kết quả ngay lập tức của những gì họ làm, những cá nhân xuất chúng đang học hỏi và phát triển từ mọi kinh nghiệm mà họ có, dù đó là thành công hay thất bại. Họ biết rằng phần thưởng thật sự là trở thành một cá nhân thành công và cuối cùng thì họ sẽ có được những kết quả rực rỡ nhất."
9. Người nghèo tin rằng họ cần có tiền để làm ra tiền. Người giàu dùng tiền của người khác.
"Suy nghĩ truyền thống khiến người ta tin rằng cần kiếm được tiền mới có thể có vốn để kiếm tiền tiếp. Nhưng Siebold tin rằng người giàu không ngại đầu tư cho tương lai của mình bằng tiền lấy từ túi người khác. "Người giàu cho rằng câu nói không đủ tiền để mua gì đó là không thích hợp. Câu hỏi thực sự là: "Cái này có đáng mua, đáng đầu tư hay theo đuổi hay không", tác giả viết tiếp."
 
10. Người nghèo tin rằng thị trường được vận hành bởi logic và phương pháp. Người giàu biết rằng chúng được vận hành bởi cảm xúc và lòng tham. Đầu tư thành công trong thị trường chứng khoán không chỉ là vấn đề thuộc lòng công thức toán học.
"Người giàu biết rằng thứ đang dẫn dắt thị trường tài chính là nỗi sợ hãi và lòng tham. Họ áp dụng công thức này vào mọi giao dịch", Siebold viết. Nhờ am hiểu về bản chất con người và những ảnh hưởng của chúng trên thị trường giao dịch khiến họ ngày một giàu thêm."
11. Người nghèo để tiền bạc làm họ bị stress. Người giàu tìm được sự thanh thản trong tâm hồn nhờ tiền bạc.
"Lý do người giàu có thể càng kiếm được nhiều tiền nhờ việc họ không ngại thừa nhận rằng tiền có thể giải quyết được hầu hết mọi vấn đề, tác giả của quyển sách nói. "Còn tầng lớp thông thường xem tiền bạc như là cái xấu không bao giờ chấm dứt mà họ phải chấp nhận là một phần của cuộc sống. Người giàu xem tiền là phương tiện cứu rỗi, mà nếu có đủ, họ sẽ mua được sự thanh thản trong tâm hồn về mặt tài chính."
12. Người nghèo thích được giải trí hơn là được giáo dục. Người giàu thích giáo dục hơn giải trí.
"Dù nhiều người giàu xuất chúng không trải qua trường lớp đào tạo chính quy, họ vẫn rất coi trọng sức mạnh của việc học tập lâu dài, không chỉ trong trường đại học, Siebold viết. "Bước chân vào nhà của một người giàu có, một trong những thứ đầu tiên bạn nhìn thấy là một thư viện cỡ lớn chứa đầy sách", tác giả viết. "Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đọc tiểu thuyết, báo lá cải và các tạp chí giải trí". ông viết tiếp"
13. Người nghèo nghĩ rằng người giàu là những kẻ hợm hĩnh. Người giàu chỉ muốn kết giao với những người có tư tưởng giống mình.
"Suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc vốn đầu độc người nghèo chính là lý do khiến người giàu chỉ kết giao với người giàu, tác giả viết. Người giàu không thể hiểu được thông điệp của sự bất hạnh và não nề. Số đông lại xem đây là biểu hiện của thói hợm hĩnh. Và khi gán cho những người siêu giàu cái mác hợm hĩnh, tầng lớp trung lưu trở xuống cảm thấy hài lòng hơn về bản thân mình, và về con đường "xoàng xĩnh" mà họ đã chọn."
14. Người nghèo tập trung vào tiết kiệm. Người giàu tập trung kiếm tiền.
"Siebold khái quát rằng người giàu tập trung vào những gì họ có thể đạt được bằng cách sẵn sàng mạo hiểm, hơn là tìm cách giữ chặt những gì họ có. "Số đông mọi người quá tập trung vào việc cóp nhặt các coupon giảm giá và sống khổ hạnh, vì thế họ bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn trong cuộc đời", ông viết.
Ngay cả giữa cuộc khủng hoảng dòng tiền như hiện nay, người giàu vẫn từ chối lối suy nghĩ thắt chặt của số đông. Họ là bậc thầy của việc tập trung năng lượng tinh thần vào nơi nên tập trung: Những cục tiền lớn."