Hot Mùa Hè

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Đây là lý do kẻ lười biếng lại có thể thành công hơn những người chăm chỉ


2410

Theo Life Hack, kẻ lười luôn tìm được cách rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc nhanh nhất!

Đây là lý do kẻ lười biếng lại có thể thành công hơn những người chăm chỉ
Chiếc xẻng xúc đất được phát minh ra do người thợ không muốn đào xới bằng tay, chiếc máy hút bụi do một anh chàng béo lười đến nỗi muốn lau dọn nhanh để được đi ngủ…
Đến thiên tài như nhà bác học Einstein cũng nói rằng: Sự lười biếng là công cụ tốt nhất để phát triển óc tưởng tượng và tính sáng tạo.
Thế mới biết, những người lười luôn biết cách trả lời câu hỏi: “ Tại sao cứ mãi cải tiến đèn dầu trong khi đèn điện đã có?
Làm ít thôi, nghỉ ngơi mới là điều quan trọng.
Các nhà tuyển dụng luôn dị ứng với những nhân viên lười biếng và cho rằng họ làm trì trệ tiến độ của công ty.

Làm xong là được ăn rồi!
Làm xong là được ăn rồi!
Tuy nhiên, chính những người chăm chỉ, cặm cụi lại đang tốn không ít thời gian vào những giả thuyết chẳng liên quan với đề tài. Người lười thì khác, họ chả buồn nghĩ lan man cho mệt đầu óc mà lao trực diện vào đề tài để làm nhanh nhất và kết thúc sớm nhất có thể.
Đơn giản sau đó họ muốn ngủ, hoặc đi bơi.
Thêm vào đó, nghỉ ngơi luôn làm cho tinh thần và thể chất sảng khoái để tiếp tục công việc. Họ là người nắm vững nghệ thuật đan xen giữa chơi và làm mà vẫn được lòng sếp.
Lười chân tay nên hay sáng tạo cái mới
Đó cũng là điều dễ hiểu khi cần gác chân lên nghỉ thì phải hoàn thành xong công việc, nếu chiếc ghế bình thường chưa thoả đáng lắm, họ sẽ thiết kế ra chiếc ghế có thể ngả ra nằm cho thoải mái.
Việc lười chân tay không nguy hiểm như lười đầu óc, trái lại nó lại là động lực để bạn tìm ra cái mới, cái “dở hơi” để rút ngắn thời gian làm viêc mà hiệu quả có thể bằng hoặc cao hơn. Vì thế, họ chẳng hề muốn nhón ngón tay vào những công việc mang tính tập thể hoặc một người chủ trì quá ư nắn nót và khoan khai.
“Tôi luôn chọn những người làm biếng cho những công việc khó khăn… Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”. Câu nói kinh điển của Bill Gates khiến nhiều người gật gù tâm đắc.
Hơn thế nữa, các nhà lãnh đạo đại tài luôn chọn những người lười biếng + thông minh làm phó tổng tham mưu cho mình. Đơn giản vì người thông minh + chăm chỉ chính là những người lãnh đạo và họ sẽ cần đến một người lười biếng để thúc đẩy nhanh tiến độ công việc và khám phá ra những con đường mới để đi mà đại đa số người bình thường hay chăm chỉ đều không nghĩ ra được.
Người lười liều lĩnh, đột phá hơn
Nếu người thường chăm chỉ đi theo những con đường truyền thống đã được vạch sẵn thì người lười sẵn sàng đu dây hoặc chạy thục mạng để hoàn thành công việc nhanh nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì họ thừa hiểu rằng, nếu làm sai sẽ phải làm lại và đương nhiên người chăm chỉ cũng chẳng muốn lật lại chúng.
Thậm chí, nhiều lãnh đạo rất ấn tượng với khả năng giải quyết công việc như một ông chủ của những người lười. Họ rất hay trì hoãn và thoái thác công việc. Tuy nhiên, khi nước tới cổ mới bơi thì họ lại tỏ ra rất tuyệt vời khi đối mặt với áp lực vào phút chót.
Vì họ đi sau nên luôn tìm những ngõ tắt để đi. Cùng một công việc nhưng người chăm chỉ mất 3 tiếng để hoàn thành nhưng có khi chỉ nửa giờ người lười cũng đã có kết quả. Họ có xu hướng cẩu thả vì giải đáp nhanh nhất các câu hỏi có thể nhưng bù lại “mồm miệng đỡ chân tay” lại cứu họ thoát khỏi những cái nhíu mày của lãnh đạo.
Nếu người lười nhưng có trí thông minh thì họ quả thực là mối đe dọa to lớn đối với các nhân viên cùng cấp khác. Sự đổi mới, liều lĩnh thử nghiệm những quy trình rút ngắn khiến họ có thể đạt thành công rực rỡ nhưng cũng có khi bị coi là kẻ lười lập dị!
Bạn đừng vội bỏ qua những người lười, vì rất có thể trò giải trí vô bổ của họ lại mang đến những thay đổi mới mẻ cho chính những người đang cặm cụi cày xới như bạn!

Hoàng Hà
Theo Trí Thức Trẻ

Quy tắc 2 phút: Vượt qua trì hoãn, lười biếng và tạo nên cuộc cách mạng chỉ với chưa đầy 120 giây


1341

Quy tắc 2 phút giúp bạn vượt qua sự trì hoãn, lười biếng, bạn phải thực hiện ngay chứ đừng bao giờ nói “Không”.

Quy tắc 2 phút: Vượt qua trì hoãn, lười biếng và tạo nên cuộc cách mạng chỉ với chưa đầy 120 giây
Nhiều người hay trì hoãn vì họ không biết nên làm gì tiếp theo. Họ luôn nói “Tôi sẽ bắt đầu nhanh thôi” nhưng nào thì lướt web để tìm thông tin, gọi điện thoại cho người bạn hay rồi nhắn tin cho chị gái. Bạn mất quá nhiều thời gian mà chưa bắt tay làm việc được. Sự thật thì nhiều việc có thể được hoàn thành trong chưa đầy 2 phút.
Theo tác phẩm "Getting Things Done" của David Ailen có quy tắc 2 phút nói rằng: Nếu một công việc nào đó bạn có thể hoàn thành trong vòng hai phút hoặc ít hơn, hãy ngay lập tức thực hiện nó.
Gần đây tôi bắt đầu theo quy tắc đơn giản này không những để chọn lọc và giải quyết ngay những công việc nhỏ, tránh tồn đọng mà còn giảm nhẹ gánh nặng tâm lý khi nhìn thấy núi việc mỗi ngày.
Đây là một chiến lược đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn.
Hầu hết công việc mà bạn trì hoãn không khó để làm, bạn có đủ khả năng để thực hiện chúng, bạn chỉ đang né tránh bắt đầu thực hiện vì một vài lý do nào đó.
Quy tắc 2 phút giúp bạn vượt qua sự trì hoãn, lười biếng, bạn phải thực hiện chứ không phải nói “Không”.
Bạn cũng cần nhớ 2 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Nếu công việc chỉ tốn của bạn chưa đến 2 phút, hãy làm ngay.
Có rất nhiều việc lặt vặt thường ngày bạn lười chẳng làm ngay trong khi bạn có thể chẳng mất đến 2 phút để hoàn thành. Ví dụ như đổ rác, bỏ đồ vào máy giặt, gấp quần áo, cất cuốn sách lên giá,... Chính sự lười biếng và dồn công việc lại cuối ngày hay cuối tuần khiến bạn như luôn ngập trong núi việc.
Hãy tạo thói quen làm việc nhỏ ngay lập tức vì nó chỉ tốn của bạn không đến 2 phút. Hãy thực hiện theo quy tắc này và hành động ngay.
Nguyên tắc 2: Để tạo một thói quen mới, hãy bắt đầu làm việc trong 2 phút.
Bạn không thể hoàn thành mọi ước mơ, mục tiêu trong vòng 2 phút. Dĩ nhiên là vậy. Nhưng để bắt đầu chỉ cần 2 phút.
Viết bài: mở sổ ra và bắt đầu tập viết trong 2 phút.
Học kỹ năng nghe: mở mp3 lên và tập nghe trong 2 phút.
Đọc sách: đọc trang đầu tiên của cuốn sách trong 2 phút.
Nguyên tắc 2 phút khiến bạn dấn thân vào công việc, khi đó bạn sẽ dễ dàng tiếp tục công việc đó thay vì cứ ngồi trì hoãn mãi.
Nghe có vẻ như chiến lược này quá là bình thường nhưng nó lại phát huy tác dụng cho bất kì mục tiêu nào cũng vì một lí do đơn giản: nguyên lí của đời sống thực.
Nguyên lý của đời sống thực
Trong định luật về quán tính, Isaac Newton đã nói: “Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều”. Điều này cũng áp dụng cho con người giống như cho chính những quả táo đang rơi.
Quy tắc 2 phút có tác dụng đối với các mục tiêu dù lớn hay nhỏ do những quán tính của cuộc sống. Một khi bạn bắt đầu làm việc gì đó, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tất cả những điều tốt đẹp sẽ xảy ra một khi bạn bắt đầu.
Muốn trở thành nhà văn tài năng? Hãy bắt đầu viết 1 câu văn, rồi bạn sẽ thấy mình ngồi viết liền cả giờ đồng hồ.
Muốn có thói quen ăn uống lành mạnh hơn? Hãy ăn một miếng trái cây, rồi bạn sẽ có động lực ăn các món tốt cho sức khỏe khác.
Muốn hình thành thói quen đọc? Hãy bắt đầu đọc trang đầu tiên, rồi có khi bạn đọc xong cả quyển sách lúc nào chẳng biết.
Muốn đi chạy 3 lần/tuần? Mỗi sáng thứ hai, tư, sáu, hãy xỏ giày và đi ra khỏi cửa, bạn sẽ chạy được vài vòng thay vì nằm bẹp trên giường ngủ nướng.
Phần quan trọng nhất của bất kì thói quen mới nào là việc bắt đầu – đó là mỗi lần bắt đầu. Điều này không chỉ về hiệu suất, mà còn là việc hành động một cách kiên định. Quy tắc 2 phút không nói về kết quả bạn đạt được, mà lại về quá trình thực sự làm công việc đó. Nó đặc biệt hiệu quả đối với những người tin rằng phương pháp còn quan trọng hơn mục tiêu. Trọng tâm nhằm vào việc bắt đầu hành động và để cho mọi thứ bắt đầu từ đó.
Tôi không dám đảm bảo quy tắc này có phát huy tác dụng với bạn hay không, nhưng tôi chắc rằng nó sẽ không có tác động gì nếu bạn không thử. Bạn có thể làm nên cuộc cách mạng với chỉ chưa đầy 2 phút. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu ngay thôi.

Mai Lâm
Theo Trí Thức Trẻ

Cử nhân công nghệ thông tin “mù tịt” máy tính


Ngày ra trường ai cũng vui khi nhận được bằng. Còn tôi thì không định hình được mình sẽ làm gì với tấm bằng cử nhân công nghệ thông tin – điều bao nhiêu người mơ ước có được.

Sau khi đọc bài viết “Đỗ 3 đại học không biết dùng email”, tôi cảm thấy tác giả Trong Canh cũng giống hệt như tôi 10 năm về trước. Tôi cũng không ham học lắm. Nhưng với tố chất thông minh có sẵn tôi đã xuất sắc được tuyển thẳng vào cấp 3.
Học xong cấp 3 tôi cũng thi hai trường đại học nhưng anh trai và bố thì muốn tôi thi vào một trong hai trường: ĐH Bách khoa hoặc ĐH Giao thông vận tải. Vậy là, cuối cùng tôi chọn thi ngành công nghệ thông tin (CNTT) trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Đến khi vào trường học, tôi cứ như “một con bò đội nón” vậy. Bởi học CNTT mà cái máy tính tôi cũng không có, không biết chat Yahoo là gì, còn email khi đó đối với tôi là quá lạ lẫm. Thậm chí, một cái bàn phím tôi còn chưa bao giờ nhìn thấy nó như thế nào. Vậy mà tôi lại thi vào ngành CNTT, nào là lập trình, data…
Nhà tôi khi đó còn quá nghèo, bố mẹ làm ruộng mà phải nuôi ba chị em ăn học đại học (nhà tôi được bầu chọn là gia đình hiếu học duy nhất của xã). Vì thế, để giúp đỡ bố mẹ và nuôi sống bản thân, tôi đã đi tìm việc làm thêm như phục vụ quán cafe, làm gia sư để kiếm 10 nghìn đồng mỗi ngày... Còn chuyện học hành khi đó tôi chỉ học để đối phó, sơ sài.
Tôi rất sợ thi lại vì thi lại sẽ phải đóng tiền, thế nên tôi cứ tồn tại trung bình như thế và hầu như bảng điểm của tôi chỉ toàn điểm 5. Nhưng tôi quyết tâm là phải ra trường, để làm vui lòng cha mẹ, và như thế mới xứng đáng là giúp đỡ bố mẹ.
Rồi tôi ra trường với tấm bằng trung bình, nhìn mọi người thì thấy ai cũng vui, còn tôi thì không định hình được mình sẽ làm được gì với cái bằng này. Một tấm bằng cử nhân CNTT - điều mơ ước của bao người. Nhưng với tôi thì nó chẳng là gì cả vì khi đó tôi vẫn “mù tịt” về máy tính. 
Thế nhưng cuộc sống này có ai được như ý đâu,  một tấm bằng đại học dù sao cũng đã đem đến cho tôi bao kiến thức ngoài xã hội. Đến lúc đó tôi mới đi làm công việc mình yêu thích là kinh doanh, tôi nộp hồ sơ tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh vào các công ty với tấm bằng CNTT. Bạn tin nổi không, kiến thức ở ngoài xã hội đã cho tôi trúng tuyển nhân viên kinh doanh một công ty của Đài Loan (Trung Quốc) trong TP HCM.
Vậy đó bạn, giờ tôi đã có thêm tấm bằng kinh tế và nhà cửa ở TP HCM sau 7 năm làm việc trong này. Nên tôi khuyên các bạn sinh viên đang bế tắc trong chuyện học hành hãy cố gắng tốt nghiệp ra trường, rồi hẵng tính đến chuyện làm những gì mà mình muốn. Bởi các bạn đã có một tấm bằng trên tay rồi thì dù sao nó cũng khẳng định năng lực của bạn khi đi xin việc.
Nếu các bạn còn có suy nghĩ bỏ ngang để học lại từ đầu thì tôi nghĩ không hay chút nào. Bạn thử nghĩ mà xem sau 5 năm nữa mà bạn vẫn còn học trong khi bạn bè của bạn đã ổn định hết. Mặt khác, nếu bây giờ bạn cố gắng học để tốt nghiệp, có trong tay tấm bằng dù là trung bình đi nữa, thì bạn còn có cơ hội để đi tìm việc. Khi cố gắng làm thì mình sẽ không bao giờ tụt hậu với bạn bè và đồng nghiệp.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Tổng hợp lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo và cách khắc phục



Like fptshop.com.vn để được cập nhật tin siêu phẩm sắp ra mắt và khuyến mãi hấp dẫn

    Trong vài năm trở lại đây, dòng điện thoại Oppo liên tục gây ấn tượng với người dùng bởi các sản phẩm cao cấp với mức giá bình dân. Bên cạnh những ưu điểm vốn có của mình, lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo là một trong những khiếm khuyết thường gặp trên dòng điện thoại này. Biểu hiện của vấn đề là bạn sẽ không thể cài đặt ứng dụng do bộ nhớ của máy không còn khoảng trống để lưu trữ dữ liệu. Vậy cách giải quyết vấn đề này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

    1. Nguyên nhân xảy ra lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo


    Có thể bạn chưa biết rằng. Cấu trúc bộ nhớ của điện thoại được chia làm hai phân vùng lưu trữ: Một phần sử dụng để lưu trữ dữ liệu cá nhân, điện thoại và phần còn lại được sử dụng để lưu trữ dữ liệu hệ thống điện thoại.
    Thêm nữa, những ứng dụng mà bạn tải về mặc định sẽ được cài đặt trên bộ nhớ của hệ thống. Chính vì thế, nếu phân vùng bộ nhớ hệ thống bị đầy rồi thì cho dù là phân vùng bộ nhớ điện thoại có còn nhiều dung lượng trống thì bạn cũng không thể nào tải và cài đặt được ứng dụng hay game nào khác.

     

    2. Cách khắc phục lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo


    Để khắc phục vấn đề lỗi đầy bộ nhớ thì cách đơn giản nhất bạn cần làm là di chuyển một vài hay toàn bộ những ứng dụng đã cài đặt trên bộ nhớ hệ thống sang một vị trí khác hợp lý hơn. Chẳng hạn như di chuyển chúng sang thẻ nhớ để lưu trữ.

    Cách thứ nhất
    Bạn hãy chuyển những ứng dụng cài đặt đó sang thẻ nhớ SD, để thực hiện điều này thì bạn hãy thực hiện theo những bước sau:
    - Đầu tiên bạn hãy truy cập vào mục Settings > Cài đặt, sau đó hãy chọn vào mục “Dung lượng”, ở đây bạn sẽ nhận thấy dung lượng bộ nhớ đã sử dụng.
    lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo và cách khắc phục
    Vào mục “Dung lượng” để kiểm tra bộ nhớ
    - Tiếp theo, bạn hãy vào mục “Vị trí cài đặt mặc định” sau đó bỏ chọn tùy chọn “Lưu trữ hệ thống” và chuyển sang tùy chọn “Lưu trữ thẻ SD”.
    lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo và cách khắc phục
    Chuyển đổi khu vực lưu trữ ứng dụng
    Cách thứ hai
    Cách này giúp bạn di chuyển từng ứng dụng sang vị trí mới. Để thực hiện điều này, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
    - Đầu tiên, bạn hãy vào danh sách những ứng dụng được cài đặt theo đường dẫn Cài đặt > Chung > Ứng dụng.
    lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo và cách khắc phục
    Kiểm tra những ứng dụng đã cài đặt
    - Tiếp theo, bạn hãy chọn lấy một ứng dụng nào đó và hệ thống sẽ hiển thị cho bạn đầy đủ thông tin về ứng dụng hiện tại.
    lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo và cách khắc phục
    Thông tin chi tiết của ứng dụng
    - Nếu như bạn nhận thấy trong bảng thông tin ứng dụng có xuất hiện nút “chuyến sang điện thoại” hay “di chuyển sang thẻ nhớ SD” thì có nghĩa là ứng dụng đó đang được lưu trữ trên thẻ nhớ và ngược lại.
    lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo và cách khắc phục
    Chú ý khu vực có chấm đỏ
    - Bây giờ, bạn hãy nhấn vào nút “Chuyển sang điện thoại” nếu như thẻ nhớ SD của điện thoại đã đầy. Tương tự như vậy, bạn hãy nhấn vào “Chuyển sang bộ nhớ” nếu như bộ nhớ của điện thoại đã bị đầy.
    Nếu như thao tác của bạn được hệ thống thực hiện thành công thì bạn sẽ nhận thấy thông báo như hình ảnh dưới đây(khu vực đã được khoanh đỏ).
    lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo và cách khắc phục
    Thông báo như hình trên là bạn đã thành công
    Cách thứ ba
    Cách này các bạn cần tải về và cài đặt ứng dụng “Apps2SD” của bên thứ ba cung cấp. Bạn có thể tìm và tải về ứng dụng này trên cửa hàng CH Play. Sau khi bạn đã tải về và cài đặt thành công ứng dụng này trên điện thoại của mình thì hãy mở nó lên. Trên giao diện chính của ứng dụng, bạn sẽ nhận thấy toàn bộ danh sách những ứng dụng đã được sắp xếp theo dung lượng thứ tự giảm dần.
    lỗi đầy bộ nhớ điện thoại Oppo và cách khắc phục
    Danh sách ứng dụng được liệt kê
    - Tiếp theo, bạn chỉ cần nhấn vào nút màu xanh lá ngoài cùng bên phải của ứng dụng mà bạn muốn chuyển. Ứng dụng sẽ hiển thị cho bạn lựa chọn khu vực để lưu ứng dụng theo ý của bạn.

     

    Kết luận


    Trên đây là ba cách khắc phục lỗi bộ nhớ đầy của Oppo hiệu quả. Bằng cách sử dụng di chuyển ứng dụng bằng tay, di chuyển toàn bộ ứng dụng đến khu vực khác, hay sử dụng đến phần mềm bên thứ ba cung cấp. Chúc các bạn thành công!
    ----ST------

    Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

    Tôi muốn nói điều này với những bạn đang đi buôn manh mún và nhỏ lẻ, bạn muốn biến từ "đi buôn" thành "kinh doanh" thì đọc nhé.

    Tôi sẽ phân biệt những thứ để trả lời câu hỏi: "Giá trị của bạn là gì với khách hàng?"
    Và trả lời câu hỏi: "Tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn?"

    Tôi thấy rằng nhiều bạn sinh viên hoặc mới nghĩ tới "kinh doanh" là họ nghĩ ngay đến đi buôn mặt hàng gì đó và gọi đó là kinh doanh.



    Câu chuyện dùng sức mình đi lấy hàng ở một nơi thấp đến bán ở một nơi cao hơn đó là công việc đi buôn chứ không phải kinh doanh, theo cách định nghĩa của tôi là vậy.

    Vì ở đây "giá trị chung" bạn mang lại cho khách hàng đó là rút ngắn khoảng cách mua hàng, và bỏ vốn mua sỉ để được giá ưu đãi. Đáng lẽ ra khách phải đến tận TQ để mua và mua nhiều thì mới có giá đó. Thì nay sống ở VN muốn mua thì trả 1 chút tiền công cho người buôn.

    Giá trị chung là Vốn và Khoảng Cách địa lý.

    Như vậy đi buôn nhỏ lẻ này chỉ cần có vốn và có nguồn hàng là có thể thực hiện được. Và hiện nay nguồn hàng thì không thiếu và quá dễ tìm nên người người nhà nhà có thể đi buôn dẫn đến cạnh tranh cao và bắt buộc cạnh tranh bằng giá nếu chung sản phẩm. Các tình trạng cướp khách diễn ra quá đơn giản khi có đơn vị bỏ tiền chạy mkt thì chi phí đội lên, giá bán cao hơn và ko thể đua với đơn vị cướp khách.

    Đi buôn vậy không bền được.

    Còn nếu gọi là kinh doanh thì họ phải xây được một hệ thống bài bản, và cái người khởi nghiệp là làm ra một hệ thống chứ không phải người đi buôn. Cái hệ thống có quy trình bài bản và tự động tất cả các khâu và muốn bền thì phải buôn hàng chính hãng. Còn nếu buôn hàng thời vụ hay còn gọi là rác thì đó là cách trồng nhiều cây ngô chứ không trồng một cây cổ thụ. Mỗi người mỗi cách nghĩ nhưng trồng ngô mãi mệt lắm.

    Người làm kinh doanh thì phải làm ra được một thương hiệu định vị rõ ràng, cam kết được chất lượng và sàng lọc kỹ các sản phẩm.

    Và từ đó họ ra một thứ gọi là "giá trị riêng 1" đó là cái công sàng lọc và kiểm định hàng hoá chuẩn. Giá trị riêng này mang lại sự an toàn và an tâm cho khách hàng. Kiểm định càng kỹ càng giỏi thì giá trị riêng càng lớn.

    Nếu cùng sản phẩm và cùng khả năng kiểm định hàng chuẩn rồi thì so đến "giá trị riêng thứ 2" đó là chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng hay còn gọi là "yếu tố con người". Riêng với cái giá trị này thì không thể giống nhau được, vì mỗi người mỗi khác nhau về sự nhiệt tình, hài hước, đồng cảm,...

    Một hệ thống "đi buôn hàng chính hãng + làm thương hiệu riêng + sàng lọc kĩ sp đầu vào + hệ thống vận hành đội ngũ con người phù hợp và có văn hoá bán hàng riêng" thì mới được gọi là kinh doanh. Theo định nghĩa của mình thôi nhé, khỏi bắt bẻ.

    Viết thì viết vậy thôi chứ tôi muốn bạn làm ra sản phẩm mang thương hiệu riêng của bạn vì xét cho cùng cái giá trị về "khoảng cách" và "vốn mua sỉ" ngày càng mất đi giá trị do ngành ship toàn cầu sẽ bùng nổ, và khi các doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng thì ngành đi buôn sẽ mất dần vị thế.

    Vừa mất vị thế, vừa có giá trị mà quá nhiều người có "vốn + nguồn hàng" thì cung dư thừa, dẫn đến lợi nhuận sẽ giảm mạnh về sau. Lợi nhuận dựa trên giá trị mà. Giá trị bạn thấp và nhiều người có thì lợi nhuận sao cao được.

    Xu hướng thế giới bùng nổ ngành ship, amazon đang đi nhanh với công nghệ ship bằng thiết bị bay và lên ngôi sẽ là những đơn vị sản xuất đưa thẳng hàng đến chủ thể tiêu dùng với giá gốc không cần qua đơn vị thương mại trung gian nữa.

    Vậy nên nếu nghĩ về lâu về dài thì bạn nên chọn chủ thể sản xuất và xây dựng thương hiệu uy tín ngay từ bây giờ đi. Còn đi buôn thời vụ và chộp giựt mãi thì chẳng đến đâu đâu. Trồng ngô thì dễ nhưng ngô ra có 1 bắp lại phải trồng cây khác. Giờ trồng cây cổ thụ lớn tuy lâu nhưng sau này vừa cho quả vừa cho bóng mát.

    Làm ra một sản phẩm mang thương hiệu của bạn rồi sau này kinh doanh nó thì tôi gọi là Khởi nghiệp.

    Ngoc - Nguyễn Minh ™

    Thành thạo 2 kỹ năng này ! Công việc tốt sẽ “xếp hàng” chờ bạn vào năm 2017

    Nếu cơ hội nghề nghiệp chưa mỉm cười với bạn trong năm 2016. Đừng nôn nóng ! Hãy chuẩn bị và làm chủ 2 kỹ năng sau đây để có ngay công việc tốt, lương cao vào năm 2017.

    A. KỸ NĂNG PHỎNG VẤN

     

    Nghe có vẻ khuôn khổ và mang tính lý thuyết vì trước giờ nhận được thư mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng, chúng ta đều xách CV lên và đi thôi chứ không nghĩ tới việc phỏng vấn cũng cần tới kỹ năng. Vậy thì hôm nay, Vui Vẻ xin ra mắt mọi người bộ bí kíp giúp Vui Vẻ “bách chiến bách thắng” khi đi phỏng vấn.

    Bước 1: Trước khi phỏng vấn
    • Làm quen với công ty bạn ứng tuyển thông qua nghiên cứu các thông tin dưới đây
    - Giá trị cốt lõi của công ty
    - Văn hóa công ty
    - Sản phẩm, dịch vụ của công ty
    - Website và trang fanpage (nếu có) của công ty
    Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao khi bạn có tìm hiểu trước.

    • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ
    Bạn nên in sẵn CV, cover letter trước khi đi phỏng vấn và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến bài phỏng vấn của bạn như portfolio, giấy chứng nhận. 

    • Chuyển điện thoại sang chế độ im lặng
    Vui Vẻ từng gặp nhiều trường hợp “dở khóc dở cười” trong phỏng vấn và một trong số đó là bạn ứng cử viên quên tắt điện thoại, thậm chí bạn ấy còn xin Vui Vẻ 3 phút để nói chuyện với người thân. Tin Vui Vẻ đi, sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào chấp nhận một ứng viên thiếu chuyên nghiệp như thế.

    • Có mặt trước 20 phút
    “Kẹt xe” luôn là lý do của các bạn ứng viên khi tới trễ và các bạn hoàn toàn có thể chấm dứt việc tới trễ bằng cách đi sớm hơn 20 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu.

    Bước 2: Trong lúc phỏng vấn
    • Ấn tượng đầu tiên
    Chỉ vào động tác đơn giản trong lúc phỏng vấn như đi đứng, cười, nói, bắt tay, giao tiếp bằng mắt … và bạn hoàn toàn có thể ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Vì thông qua những cử chỉ ấy, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn tự tin như thế nào.

    • Một phút tỏa sáng
    Chắc hẳn tất cả chúng ta đều gặp phải câu hỏi “Hãy cho tôi biết đôi nét về bản thân bạn?” đến từ nhà tuyển dụng. Thế nhưng, ai trong số chúng ta đã thể hiện tốt trong một phút đó? Vậy tại sao bạn không chuẩn bị trước đáp án ngay khi bạn đã biết câu hỏi. Tập trung vào những phần nổi bật của bản thân và để một phút ấy giúp bạn tỏa sáng.

    • Ngăn ngừa tiêu cực
    Ngay cả khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cho những vấn đề hiểm hóc như nhảy việc, hãy giữ bình tỉnh và chuyển vấn đề tiêu cực ấy thành tích cực và đừng bao giờ nói những điều không hay về người sếp cũ của mình. Bạn có thể tham khảo những câu trả lời thông minh cho lý do nhảy việc tại đây.

    • Kỹ năng
    Hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn nghe câu trả lời về kỹ năng một cách cụ thể nhất vì bạn không chỉ nói suông mình có hết những kỹ năng này mà thiếu đi dẫn chứng.
    Ví dụ: “Kỹ năng quản lý của tôi rất tốt”
    Thay vào đó: “Tôi đã từng quản lý và điều động hơn 500 người trong sự kiện XYZ”

    • Lương bổng
    Lương bổng luôn là chủ đề nhạy cảm nhất trong buổi phỏng vấn vì đây có thể là nguyên nhân khiến buổi phỏng vấn của bạn trở nên “nước đổ lá môn” nếu bạn chọn sai thời điểm. Vui Vẻ khuyên các bạn tốt nhất đề cập chủ đề này sau khi buổi phỏng đã diễn ra một nửa và đề cập như thế nào thì các bạn có thể xem tiếp bên dưới. 

    Bước 3: Sau khi phỏng vấn
    • Gửi thư cảm ơn
    VietnamWorks đã gặp rất nhiều trường hợp, các bạn ứng cử viên không gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn xong và đây là một thiếu sót lớn. Nhà tuyển dụng không chỉ dựa trên trình độ chuyên môn của ứng cử viên, mà họ còn dựa trên thái độ và tác phong chuyên nghiệp để chọn ra người thích hợp. Vì vậy, tốt nhất nên gửi thư cảm ơn sau 3 hay 4 tiếng phỏng vấn xong. Bạn có thể tham khảo cách viết thư cảm ơn để ghi điểm với nhà tuyển dụng tại đây.

    • Không rêu rao nhà tuyển dụng
    Dù cho bạn có gặp người phỏng vấn “không bình thường” hay buổi phỏng vấn diễn ra trễ hơn dự kiến vì một số lý từ phía nhà tuyển dụng đi chăng nữa, bạn cũng không nên đi rêu rao, đặc biệt trên mạng xã hội. Bởi vì “tiếng xấu” có thể đồn xa và lỡ không may nhà tuyển thấy được khi kiểm tra trang cá nhân của bạn thì cũng chẳng vui vẻ gì đâu.

    B. KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN LƯƠNG


    Đàm phán lương như nhảy một bản nhạc vậy đó, sẽ có một người dẫn chính, người còn lại sẽ theo sau. Tất nhiên, bạn không chỉ chuẩn bị cho mình những “bước nhảy” thật uyển chuyển, mà còn phải tương tác với bạn nhảy của mình một cách khéo léo để tạo ra một điệu nhảy hoàn hảo cho cả hai. Thế nhưng, nếu cả hai không cùng chung chí hướng và nhường nhịn nhau, cả hai đều muốn mình là người dẫn chính cho điệu nhảy, thì điều nhảy hoàn hảo chỉ sẽ xảy ra trong những thước phim mà thôi. Vì vây, để có một kết thúc có hậu, bạn cần phải làm theo những bước dưới đây

    Bước 1: Khảo sát mức lương trên thị trường
    Chẳng phải trước khi chúng ta chuẩn bị cho một chiến dịch Marketing nào đó, bước đầu tiên luôn là khảo sát thị trường. Bằng cách đó, bạn không chỉ nắm vững những thông tin cần thiết, mà còn có cho mình những chiến lược, thủ thuật hiệu quả. Đàm phán lương cũng vậy đó, khảo sát mức lương hiện giờ trên thị trường là một điều cần thiết và bạn có thể tham khảo PayScale hoặc Glassdoor để có cho mình một cái nhìn cận cảnh.

    Bước 2: Mức lương thấp nhất bạn có thể chấp nhận là bao nhiêu?
    Sau khi hoàn thành xong bước khảo sát, bạn giờ đây có thể dựa vào đó mà chuẩn bị cho mình con số thấp nhất mà bạn chấp nhận được.

    Mặt khác, có bao giờ bạn thắc mắc mục đích câu hỏi “Mức lương trước đây của em như thế nào?” mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn không? Để Vui Vẻ bật mí nhé, đó là cơ sở họ sẽ dựa vào để đưa ra mức lương cho bạn. Bạn cũng có thể chấp nhận mức lương đó, nhưng đó sẽ là con số thấp nhất của bạn.

    Vi vậy, để tránh nhà tuyển dụng bắt mạch được, tốt nhất bạn không nên đưa ra một con số cụ thể nào cả. Bạn có quyền từ chối trả lời hoặc có thể trả lời một cách chung chung.

    Ví dụ: Trước đây em làm việc tại công ty ABC và mức lương bấy giờ của em là 8 triệu
    Mẹo: Em xin phép được quyền không trả lời câu hỏi đó. Tuy nhiên, em đang tìm một vị trí phù hơp với mức lương từ 8 triệu đến 10 triệu và em có thể đảm bảo rằng những giá trị mình sẽ mang tới cho công ty còn nhiều hơn con số đó.

    Bước 3: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”
    Người phỏng vấn bạn sẽ là người quyết định mức lương của bạn và dưới đây là 2 loại người bạn có thể gặp khi phỏng vấn.
    • Chuyên viên nhân sự: mức lương của bạn sẽ không phụ thuộc vào người này, thế nhưng họ có thể đưa ra cho bạn những phúc lợi hấp dẫn đi kèm với mức lương.
    • Sếp tương lai: đây là người sẽ quyết định mức lương của bạn và một số phúc lợi khác, tuy nhiên, đừng bao giờ hỏi quá chi tiết về mức lương đối với sếp tương lai của bạn.
    Nắm rõ những tính cách của 2 loại người này, cuộc đàm phán của bạn càng thêm suôn sẻ. Tuy nhiên, đừng bao giờ tìm cách đối phó, nói sai sự thật về mức lương trước đây của mình cho dù bạn đã nắm rõ tính cách người bạn sẽ đàm phán. Vì bạn sẽ không muốn có một khởi đầu mới trong sự lừa dối đâu nhỉ?

    Bước 4: Luôn luôn nhìn vào toàn cảnh
    Bạn đang mong muốn mức lương khởi điểm là 10 triệu nhưng bên phía tuyển dụng chỉ có thể đưa ra 8 triệu rưỡi cho bạn. Hãy cân nhắc và chấp nhận mức lương ấy với một điều kiện “Bạn sẽ phải làm trong bao lâu thì mới được tăng lương?”. Thông thường, việc tăng lương sẽ diễn ra theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng cho tới 1 năm.

    Bạn cũng nên lưu ý rằng nhà tuyển dụng chỉ “nhường nhịn” khi họ muốn có bạn về cho công ty. Vì vậy, đừng nên kéo dài cuộc đàm phán và biến nó thành một cuộc nói chuyện không hồi kết. Hoặc là chấp nhận công việc khi họ đưa ra 2 mức lương khác nhau (mức tối đa) cho bạn, hoặc là kết thúc cuộc đàm phán trong vui vẻ và thật chuyên nghiệp.

    Kết luận

    Thế đó, hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt và làm chủ 2 kỹ năng bên trên, cơ hội nghề nghiệp sẽ mỉm cười, thậm chí mỉm cười thật to với bạn trong năm 2017 này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo kỹ năng viết CV khiến cho Google cũng như Buzzfeed phải mời đi phỏng vấn ngay tại đây.

    Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

    Đổi chữ thông báo Pin yếu trên iPhone

    Khi iPhone còn ít hơn 20% pin nó sẽ thông báo cho chúng ta cắm bộ sạc, bạn không muốn nó báo một cách đơn điệu mà muốn nó báo theo ý mình hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây của chúng tôi để đổi chữ thông báo Pin yếu trên iPhone.
    Sửa lỗi pin yếu khi sử dụng Facebook trên iPhone
    Cách đổi font chữ San Francisco trên iPhone
    Sửa lỗi pin yếu trên iPhone 6s dùng iOS 9.3
    Đổi dòng chữ "Nhập Mật Khẩu" trên iPhone
    Tweak BlurryBadges: đổi màu bong bóng thông báo cập nhật iPhone
    Đổi chữ thông báo pin yếu trên iPhone dành cho các bạn thích vọc vạch iPhone, nó sẽ khiến cho iPhone của bạn có câu thông báo pin yếu không giống ai, bạn thoải mái sáng tạo câu nói mà không phải phụ thuộc vào câu mặc định của Apple. Việc đổi chữ thông báo Pin yếu trên iPhone cũng không quá khó, bạn chỉ cân hay vọc vạch một chút và thực hiện theo cách dưới đây.
    Với bài thủ thuật này yêu cầu iPhone phải được jailbreak, bạn đang sử dụng iOS 8.3 hãy đọc cách jailbreak iOS 8.3 tại đây, còn đối với iOS 8.4 bạn hãy xem bài jailbreak iOS 8.4 tại đây
    Đổi chữ thông báo Pin yếu trên iPhone bằng cách sử dụng iFilưu
    Lưu ý : Với ký tự %@ là hiển thị phần trăm của pin, ký tự này bạn phải giữ nguyên không được thay.
    Bước 1: Yêu cầu iPhone của bạn đã được jailbreak thành công, bạn vào Cydia tìm và cài ứng dụng iFile, ở nguồn Cydia.vn, nếu chưa có bạn cần add source http://cydia.vn vào.
    doi thong bao pin yeu tren iphone

    Bước 2: Khởi động ứng dụng iFile lên, bạn đang ở thư mục "/" thì hãy bấm vào System

    sua chu pin yeu tren iphone

    Bước 3: Bạn lần lượt vào các thư mục theo thứ tự đó là System > library > coreservices > springboard.app

    Bước 4: Kéo xuống dưới và tìm "vi.lpoj” đối với người dùng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, đối với tiếng Anh bạn chọn "en.lpoj"
    doi thong bao Pin Yeu tren iPhone bang iFile

    Bước 5: Tiếp tục chọn đến file “springboard.strings” rồi mở file này lên.

    mod thong bao pin yeu iOS

    Bước 6: Tìm đến dòng “Low_BATT_TITLE” =" Từ bạn muốn thay"



    Bước 7: Tìm đến dòng “Low_BATT_MSG_LEVEL” = " Từ bạn muốn thay"



    Bước 8: Tìm đến dòng ” DISISS_ALERT” = " Từ bạn muốn thay"


    Bước 9: Bấm Save lại là xong, đợi Pin yếu và xem thành quả đã đạt được.
    Như vậy trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách đổi chữ thông báo Pin yếu trên iPhone, cách làm này rất thú vị, bạn sẽ có được câu thông báo pin yếu thực sự "bá đạo".